Bài viết liên quan:

Covid-19 là gì? Cúm mùa là gì? 

– Covid-19 là gì? 

Covid-19 là một dạng bệnh nhiễm trùng ở cả đường hô hấp trên và hô hấp dưới. Tác nhân gây bệnh này là chủng virus corona mang tên SARS-CoV-2. Đây là loại virus có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng, tùy khả năng miễn dịch của từng người mà nó có thể gây bệnh lý nhiễm trùng ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Virus corona có 7 chủng nhưng SARS-CoV-2 là chủng có diễn tiến khó lường, đã và đang gây ra đại dịch trên toàn cầu. Các chủng còn lại hầu hết chỉ gây ra cảm lạnh thông thường. Tháng 12/2019, tại Vũ Hán – Trung Quốc xuất hiện những ca bệnh đầu tiên và nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới. Do thời gian ủ bệnh lâu đến tận 14 ngày, các triệu chứng có thể rõ ràng hoặc không nên nhiều người bệnh vô tình làm tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng. Ngày 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận ca bệnh đầu tiên, do bệnh nhân trở về từ Trung Quốc. Không chỉ riêng Việt Nam, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có bệnh nhân mắc bệnh, đưa có số người tử vong vì Covid-19 lên đến hơn 2 triệu người. Covid-19 trở thành đại dịch nguy hiểm trên toàn cầu và hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa đưa ra được phác đồ điều trị chính thức. 

– Cúm mùa là gì? 

Bệnh cúm thường được gọi đơn giản là cúm, có khả năng lây nhiễm, do virus cúm gây ra. Các triệu chứng của cúm như sốt, sổ mũi, ho, đau đầu,… thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày. Cảm cúm phổ biến do vi rút A, B gây ra. Đa số mọi người có thể làm lây virus cúm khoảng một ngày trước khi họ bắt đầu có triệu chứng. Một số trường hợp nặng, cúm có thể biến chứng viêm phổi hoặc một số bệnh lý phức tạp hơn.



Covid-19 và cúm mùa lây nhiễm bằng cách nào? 

Cả SARS-CoV-2 và virus gây bệnh cúm đều có thể lây lan từ người sang người qua đường mũi miệng. Virus từ người mang mầm bệnh sẽ lây lan sang người lành khi họ ho, hắt hơi.

SARS-CoV-2 và virus gây bệnh cúm đều có thể sống trên các bề mặt. Do đó, việc khử trùng các vật dụng và bề mặt là rất cần thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chưa có căn cứ để khẳng định chính xác virus sống được bao lâu, nhưng khả năng là thời gian sống của virus corona chủng mới này có thể lên đến vài ngày.

Theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người mang virus cúm có thể truyền virus sang những người ở cách xa khoảng 2 mét. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo, cũng giống như việc phòng bệnh cúm, mọi người nên tránh xa bất cứ ai có biểu hiện ho hoặc hắt hơi ít nhất 2 mét để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

Theo WHO, tốc độ lây truyền giữa SARS-CoV-2 và virus gây bệnh cúm mùa là khác nhau. Các triệu chứng của bệnh cúm xuất hiện sớm hơn và virus cúm có thể lây lan nhanh hơn so với virus gây bệnh Covid-19. Tổ chức này cũng chỉ ra rằng những người bị cúm có thể truyền virus trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào và một người cũng có thể truyền nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Ngoài ra, cũng có sự khác biệt trong việc lây truyền 2 căn bệnh này giữa trẻ em và người lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc truyền bệnh cúm từ trẻ em sang người lớn là phổ biến. Tuy nhiên, dựa trên những dữ liệu ban đầu thu thập được về bệnh Covid-19 thì có vẻ như người lớn thường truyền nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ em nhiều hơn. Trẻ nhiễm căn bệnh này ít có nguy cơ phát triển các triệu chứng nặng.

Phương pháp điều trị cúm mùa và Covid-19

Bệnh cúm mùa đã xuất hiện từ lâu nên có nhiều lựa chọn trong việc điều trị. Hầu hết những người bị cúm thường không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh dùng thuốc kháng virus nhằm giúp cơ thể người bệnh chống lại sự tấn công của virus, giảm nhẹ triệu chứng và giảm thời gian bệnh kéo dài.

Đối với Covid-19, vì là bệnh mới nên hiện tại chưa có thuốc kháng virus được phê duyệt để điều trị. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra loại thuốc đặc hiệu.

Mặc dù hiện tại không có phác đồ điều trị sẵn hoặc vaccine phòng corona nhưng có nhiều cách giúp điều trị các triệu chứng và bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra. Đối với các ca bệnh nhẹ, các bác sĩ có thể kê toa thuốc hạ sốt để giảm sốt. Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể cần hỗ trợ thở oxy bổ sung hoặc dùng máy thở để điều trị các vấn đề hô hấp xảy ra.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn