Bài viết liên quan:

1. Bé hắt hơi, sổ mũi là do cảm cúm 

Bệnh cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm, do vi rút cúm gây ra, thường là vi rút cúm A, vi rút cúm B. Bệnh phổ biến quanh năm, và thường xảy ra thành dịch khi thời tiết giao mùa, thay đổi thời tiết. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, có thể lây nhiễm từ người sang người qua nước bọt bắn ra khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh mà không có các biện pháp phòng tránh bệnh nâng cao. 

Với trẻ em có hệ miễn dịch yếu, các vi rút rất dễ xâm nhập, và gây bệnh. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, khoảng 2 ngày kể từ khi vi rút xâm nhập vào cơ thể. Khi bị cảm cúm, bé có những biểu hiện phổ biến: 

– Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi 

– Sốt, mới đầu có thể sốt nhẹ, sau đó tăng dần. Với các bé có hệ miễn dịch yếu, dây thần kinh yếu, bé có thể sốt cao tới hơn 39 độ, gây co giật 

– Ho, có đờm

– Niêm mạc họng sưng đỏ

– Đau họng, nhức đầu, đau nhức trong hốc mắt và các cơ. 

Bệnh cảm cúm có nhiều chủng bệnh, do đó mức độ điều trị bệnh cũng như thời gian điều trị bệnh khác nhau. Thông thường, sau khoảng 4-7 ngày các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Với các chủng bệnh nặng hơn, có thể thời gian điều trị lâu hơn. 

Bệnh cảm cúm rất phổ biến, tuy nhiên nếu bố mẹ chủ quan, không điều trị dứt điểm khỏi bệnh, một số bé sẽ có tiến triển nặng hơn. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé. 



2. Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi có thể do viêm mũi dị ứng 

Khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là loại bệnh có tính chất di truyền xảy ra khi hệ miễn dịch của bé phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài và trong cơ thể. Bé bị mẫn cảm hơn với các tác động của: phấn hoa, mùi hương, hóa chất, nấm mốc, lông chó mèo,…. Đặc biệt mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng của bé. 

Bé bị viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, hệ miễn dịch của bé sẽ ngay lập tức giải phóng nhiều histamin – một chất trung gian có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả mũi. Do đó, niêm mạc mũi của bé bị sưng, phù nề, kéo theo rất nhiều triệu chứng khó chịu: 

– Hắt hơi liên tục, mỗi lần hắt hơi cả tràng dài

– Đau nhức hai bên sống mũi, cơn đau có khi còn lan lên cả đầu

– Nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi

– Thường xuyên có mũi đặc chảy xuống cổ họng khiến bé buồn nôn, khạc đờm liên tục

– Bé có cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở mũi, mắt và hai bên ống tai. Chúng khiến trẻ phải dụi mắt, dụi mũi và cào cấu tai liên tục.

– Đỏ mắt

Viêm mũi dị ứng không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có tính chất mạn tính, không thể chữa khỏi dứt điểm. Cách tốt nhất để hạn chế bé bị viêm mũi dị ứng là phòng bệnh thật tốt. Cần luôn giữ ấm cơ thể và vệ sinh sạch sẽ tai – mũi – họng để hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng. 

3. Bé hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng của bệnh cảm lạnh 

Bé có các triệu chứng như: chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, mệt mỏi, có thể có sốt. Với những triệu chứng trên, rất có thể bé đã bị cảm lạnh. Nghiên cứu của các khoa học đã chỉ ra: trẻ sơ sinh và các bé trong giai đoạn tập đi có sức đề kháng yếu, bé có thể mặc cảm lạnh từ 8-10 lần mỗi năm. Bé bị cảm lạnh thường là do cơ thể không được giữ ấm nhất là các bộ phận nhạy cảm như: cổ, lòng bàn chân, thóp thở. Đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa và vào mùa đông – xuân, tỷ lệ trẻ bị cảm lạnh cao hơn các thời điểm khác trong năm. 

Khi bị cảm lạnh, bé sẽ có các triệu chứng đặc trưng như: 

– Hắt hơi, sổ mũi liên tục 

– Hay quấy khóc 

– Mệt mỏi

– Chán ăn, dễ bị nôn trớ khi ăn 

– Sốt

– Ho

Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, bố mẹ không nên vì thế mà chủ quan, cho bé uống thuốc tùy tiện. Hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra đơn thuốc phù hợp nhé. 

4. Khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi có thể là do viêm xoang 

Bệnh viêm xoang tưởng chừng như chỉ gặp ở người lớn nhưng không ít trẻ mắc bệnh này. Bệnh xảy ra do nhiễm trùng trong các hốc xoang của trẻ do vi khuẩn, nấm, vi rút gây ra. Căn bản của bệnh này do bé bị viêm họng, viêm amidan, viêm mũi mà không được điều trị triệt để, dẫn đến các xoang bị viêm nhiễm. 

Do bệnh ít gặp ở trẻ em nên rất nhiều bố mẹ chủ quan với bệnh này. Bệnh khó phát hiện hơn so với người lớn, nên cần được kiểm tra chi tiết, xác định rõ giai đoạn bé đang gặp phải để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. 

Trong giai đoạn xoang cấp tính, trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi kéo dài kèm viêm họng. Sau đó, bé sẽ có thêm các triệu chứng khác: hắt hơi, ho, đau đầu, quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, ngủ. Khi các đợt viêm xoang cấp tính tái phát nhiều đợt trong năm có thể bé đã chuyển sang giai đoạn viêm xoang mãn tính. Nếu không điều trị kịp thời, bé có thể gặp các biến chứng khôn lường như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm màng não,…

5. Hắt hơi sổ mũi có thể do viêm VA (sùi vòm mũi họng)

Bệnh viêm VA (sùi vòm mũi họng) xảy ra phổ biến ở trẻ từ 1-5 tuổi. VA về bản chất là một tổ chức lympho đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp trên khỏi nhiễm khuẩn. Khi bị viêm, VA sẽ sưng to tiết dịch gây chảy nhiều nước mũi thường xuyên. Nước mũi có thể trong hoặc có màu xanh, vàng như mủ. 

Khi bị bệnh, bé có thể gặp các triệu chứng: 

– Hắt hơi

– Ho do nước mũi chảy ngược xuống gây kích thích cổ họng 

– Nghẹt mũi

– Biếng ăn, lười bú,…

6. Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi còn do nhiều nguyên nhân khác 

Bên cạnh các bệnh phổ biến trên, khi bé hắt hơi, sổ mũi còn do các nguyên nhân khác: 

– Bị polyp mũi

– Viêm mũi thông thường

– Hen suyễn

– Vướng dị vật trong mũi 

– Thời tiết thay đổi đột ngột 

Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh, nên bố mẹ hãy quan sát thật kỹ những thay đổi của bé và đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám đầy đủ nhé.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn