Theo thông tin đăng tải chính thức trên Bộ Y tế: Bệnh cúm mùa (tiếng anh: flu season) là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. 

Bài viết liên quan: 

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp, tại Việt Nam ghi nhận các ca bị bệnh quanh năm. Theo số liệu của Bộ Y tế, tại nước ta 11 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. 

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch … thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị sớm mà để bệnh tiến triển ngày càng nặng.

Thời điểm phát triển mạnh của bệnh trong năm chính là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm dễ dàng phát triển và lan truyền; cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới, , vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Nguyên nhân bị bệnh cúm mùa 

Bệnh cúm mùa gây nên do vi rút cúm (Influenza virus) gây ra. Virus này thường xuyên biến thể với các chủng mới xuất hiện. Những biến thể mới được gọi là “trôi” kháng nguyên, lâu dần tích tụ thành kháng nguyên mới, đó là sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Với những phân type kháng nguyên mới có thể gây đại dịch cúm trên toàn cầu rất nguy hiểm. 

Triệu chứng cúm mùa 

Khi tiếp xúc với người bị bệnh, sẽ có thời gian ủ bệnh (khoảng 2 -1 4 ngày, tùy theo loại chủng cúm). Thời gian này, người bệnh sẽ có những triệu chứng ban đầu như: sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi. Nhiều chủng loại cảm cúm có thời gian ủ bệnh lâu hơn, trong giai đoạn ủ bệnh có thể không gặp những triệu chứng trên.



Sau khoảng thời trên, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như: ngạt mũi, ho, chảy nước mũi. Với trẻ nhỏ, khi bị cúm còn kèm theo các triệu chứng như: đau họng, sưng hạch, tiêu chảy, đau và nôn mửa. Các triệu chứng trên có thể xảy ra hoặc không xảy ra tùy theo tình trạng người bệnh. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. 

Sau khoảng 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác gần như biến mất, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn còn có thể kéo dài ở người bệnh mặc dù đã được điều trị thuốc. Bệnh nhân sẽ khỏi hẳn bệnh, chấm dứt các triệu chứng và cảm giác mệt mỏi sau 1 đến 2 tuần. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa 

Bệnh cúm mùa là bệnh phổ biến, tuy nhiên với những chủng cúm nặng hoặc người bệnh có sẵn bệnh lý nền khác, nếu chủ quan trong quá trình điều trị có thể dẫn đến những biến chứng bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 

Bệnh cúm màu do vi rút cúm gây ra, tổn thương đến đường hô hấp. Khi bệnh chuyển nặng, sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm nhiễm đường tiết niệu,…. Những người có nguy cơ gặp biến chứng cao là: trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người già trên 65 tuổi, người có sẵn các bệnh lý nền: tiểu đường, suy thận, tim mạch,…

Với phụ nữ mang thai, bệnh cúm mùa không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể tác động trực tiếp tới thai nhi. Nếu bà bầu mắc cúm trong 3 tháng đầu, có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn