Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quyết định trong quá trình chữa trị và hồi phục của bệnh nhân cảm cúm. Bạn cần xây dựng thực đơn hợp lý, khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.

Bài viết liên quan:

Nên ăn cháo hoặc súp thay cơm 


Bệnh nhân cảm cúm thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt nên việc ăn cháo hoặc súp sẽ giúp người bệnh dễ ăn hơn rất nhiều so với ăn cơm. Trong cháo có đầy đủ nước, protein, đạm, có thể thêm rau củ đầy đủ chất cho người bệnh. Cháo, súp cung cấp rất tốt lượng nước và muối trong cơ thể đã mất, đồng thời bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein cần thiết. Một lưu ý nhỏ là bạn có thể nấu cháo, súp loãng và chia làm nhiều bữa để bệnh nhân những ngày đầu bị bệnh dễ ăn và hấp thu. 

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm 

Khi bị cảm cúm, người bệnh cần bổ sung kẽm – chất giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm. Để bổ sung dưỡng chất này rất đơn giản, bạn chỉ cần bổ sung thêm thịt bò trong thực đơn người bệnh. 


Theo khoa học, trong 100gam thịt bò thăn có tới 4,05 mg Kẽm, rất tốt cho bệnh nhân cúm. Không chỉ thế, thịt bò còn giàu protein, magie, kali và vitamin B6 giúp bệnh nhân mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch. 

Bổ sung thêm trái cây giàu vitamin C 

Khi bị bệnh cảm cúm, người bệnh cần phải bổ sung nhiều hơn các loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại hoa quả giàu vitamin nên bổ sung: cam, quýt, bưởi, dâu tây,… Viatmin C đóng vai trò quan trọng khi tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân cảm cúm nhanh phục hồi hơn.


Ngoài ăn trực tiếp trái cây, bạn có thể làm sinh tố hoặc nước ép hoa quả vừa bổ sung vitamin C vừa bổ sung nước rất tốt cho bệnh nhân.

Bổ sung thêm gừng, tỏi vào gia vị món ăn 

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo đông y tỏi có thuộc tính ấm, khả năng khử hàn ẩm tốt. Người bị cảm cúm ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Bạn có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau như ăn tỏi sống hoặc bổ sung thêm nhiều tỏi gia vị trong các món ăn.


Tương tự như tỏi, gừng cũng là một trong những dược liệu rất tốt. Gừng có tính ấm, chống viêm có hiệu quả chống lại buồn nôn. Sử dụng một vài lát gừng trong đồ ăn hoặc nước uống của bệnh nhân có tác dụng trị cúm rất tốt: đau đầu, đau họng, ớn lạnh,… 

Sữa chua 

Sữa chua có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp một lượng protein thiết yếu cho cơ thể rất tốt cho cơ thể. Lưu ý nhỏ là bạn nên sử dụng loại sữa chua không đường, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, kích thích bệnh nhân ăn ngon miệng.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn