Bài viết liên quan:

TRẺ SƠ SINH CÓ ĐỜM Ở HỌNG, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU

Đối với giai đoạn đầu đời của trẻ, khoảng 3 tháng đầu tiên trẻ thường có những biểu hiện khò khè do chỉ hô hấp thông qua đường mũi vì thế khả năng lấy chất nhầy sẽ kém hơn giai đoạn sau. Các chất nhầy trong họng tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành đờm khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, bị khò khè hoặc là ho dai dẳng.

Bên cạnh đó, cũng do đường thở trong khoang mũi của trẻ khá bé, không đáp ứng được việc lấy chất nhờn trong họng. Đồng thời những trẻ sinh mổ thường sẽ có nguy cơ bị đờm ho khò khè nhiều hơn so với những trẻ sinh thường (do thao tác rặn đẻ của mẹ giúp phổi tống hết dịch nước ối) và có đến 80% trẻ mắc phải trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu mà không do các bệnh cảm cúm hay cảm lạnh.

Ngoài ra trẻ có biểu hiện khò khè do đờm còn do một số nguyên nhân khác như:

– Trẻ bị viêm họng khiến ho khàn, đôi khi bị đờm và có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt, biếng bú hoặc biếng ăn…

Đối với trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày do van cơ đóng mở chưa hoạt động tốt hay thực quản nằm ngang sẽ khiến cho axit trong dạ dày trào lên gây kích ứng niêm mạc cổ họng làm xuất hiện đờm nhớt.

Mặt khác một số bệnh như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản cũng khiến trẻ bị đờm ở cổ họng dẫn đến những cơn ho kéo dài, khó thở, hoặc sốt…


Trẻ ho có đờm, sổ mũi, khò khè, cảnh báo bệnh gì?

Ho chia làm 2 loại khác nhau là ho khan và ho có đờm. Ho có đờm là trường hợp khi ho, trẻ nhỏ khạc ra đờm. Tuy nhiên, ở trường hợp trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ rất khó xác định, bởi vì trẻ không biết khạc đờm.

Khi trẻ bị ho có đờm nguyên nhân có thể liên quan đến dị ứng, đặc biệt là do trẻ bị hen. Hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm phổi… Thậm chí khi tim bị nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng ho có đờm ở trẻ em.

Trẻ ho có đờm kèm sổ mũi thường là do viêm đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản hoặc bệnh về phổi. Dấu hiệu thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi, khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn,…

Trẻ ho có đờm kèm thở khò khè là biểu hiện khi đường hô hấp (từ khi quản ngực đến các phế quản nhỏ) bị tắc nghẽn dẫn đến việc tiếng thở nghe bất thường. Đây là triệu chứng có các bệnh nguy nhiễm với nguyên nhân chủ yếu do các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản.

Nếu ho có đờm kèm dấu hiệu khò khè kéo dài có thể là do có dị vật trong đường thở, bị lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép, hay một số bệnh bẩm sinh khác.

CÁCH TRỊ KHI TRẺ SƠ SINH CÓ ĐỜM Ở HỌNG 

Trẻ sơ sinh ho có đờm ở họng các mẹ phải làm sao là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh? Có một lời khuyên chung mà các chuyên gia dành cho các mẹ chính là nên đưa bé tới bác sĩ để khám khi thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm theo sổ mũi, sốt, kể cả trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt.

Ngoài ra mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau tại nhà để giúp bé thoải mái hơn như: 

– Vỗ lưng cho bé, mẹ vỗ lưng cho bé thường xuyên sẽ giúp phổi bé lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và đờm trong cổ họng dễ được đẩy ra ngoài hơn.

Một số cách trị đờm cho trẻ sơ sinh (Cụ thể là vỗ lưng nhẹ nhàng giúp trẻ thông đờm) như sau:

– Trước tiên, đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng, chú ý không cho trẻ gối đầu mà cần lấy khăn bông mềm để kê dưới mông, kê sao cho mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.

– Mẹ vỗ lưng bé bằng cách chụm tai vỗ liên tục lên lưng trẻ hướng từ phổi hướng về phía cổ, ở khâu này mẹ cần hết sức lưu ý cách chụm tay tạo thành một khoảng trống không khí tránh tình trạng làm trẻ bị đau. Mẹ vỗ tạo cảm giác lồng ngực của bé rung lên từng nhịp. Để thông đờm từ dưới lên miệng, mẹ cần phải vỗ từ dưới vỗ lên.

– Thời gian để áp dụng hợp lý, mẹ cần vỗ cho bé liên tục trong khoảng 3 phút.

Sau 3 phút vỗ lưng đẩy đờm, mẹ bé trẻ trên tay ở tư thế an toàn, sau đó lay nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài. Mẹ lưu ý quan sát màu sắc của đờm xem đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.

Cẩm nang chăm sóc trẻ khi ho có đờm

Khi trẻ bị ho có đờm, thông thường sẽ nhẹ và tự khỏi trong vòng 1 tuần. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp khác để giúp các bé được dễ chịu hơn khi bị ho có đờm.

Một trong số đó là cho trẻ uống nhiều nước. Đây là biện pháp cực kỳ quan trọng trong điều trị ho có đờm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu cho trẻ uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm cho loãng đờm, long đờm và giúp con hô hấp dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải đảm bảo bữa ăn có bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con thì cơ thể mới đủ sức đề kháng, đủ sức phòng thủ trước các bệnh viêm, nhiễm trùng hô hấp. Mặt khác, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu trẻ cần dùng các loại thuốc ho, thuốc long đờm thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nào phù hợp với bệnh lý của bé.

Bạn đọc tham khảo thêm bài viết: https://tuanact.doodlekit.com/blog/entry/13145174/5-nguyen-nhan-gay-nghet-mui-ho-dom-can-nhan-biet

Nguồn dẫn: http://thuocchon.vn/vi-sao-be-bi-ho-co-dom-bo-me-nen-lam-gi-khi-con-bi-tinh-trang-nay/

Danh sách liên kết:

https://myspace.com/medichoicevn

https://www.pearltrees.com/medichoicevn

https://angel.co/u/medichoice-vn

https://digg.com/@ChonThuoc

https://app.getpocket.com/

https://www.mixcloud.com/medichoicevn/

https://www.plurk.com/medichoice/

https://medichoice.livejournal.com/

https://fancy.com/thuocchon01

https://trello.com/medichoicevn

https://flipboard.com/profile

https://medichoice.business.site/

https://mix.com/medichoice

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn