Trong thời tiết giao mùa, nếu bạn chủ quan đối với sức khỏe của mình thì những triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi, khó chịu sẽ hỏi thăm bạn. Đôi khi đây còn là triệu chứng báo hiệu cho bạn về những bệnh lý mà bạn không chủ quan mà cần đi gặp bác sĩ.

Bài viết liên quan:


Những nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi khó chịu


Cảm lạnh


Vào mùa hè, việc nằm ngủ trong phòng có nhiệt độ điều hòa quá thấp  sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng cảm lạnh. Các dấu hiệu cảm lạnh như đau đầu, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi… Tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nghẹt mũi do cảm lạnh ít nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến bạn trong quá trình sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi hằng ngày của bạn.



Dị ứng


Nghẹt mũi cũng chính là biểu hiện phổ biến của chứng dị ứng. Dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm bụi bẩn, lông thú cưng, nấm mốc, vi trùng, vi khuẩn, phấn hoa… lơ lửng trôi nổi trong không khí hoặc bám vào các vật dụng xung quanh bạn mà mắt thường khó nhìn thấy được.


Cúm


Cúm là một bệnh đường hô hấp xảy ra do virus cúm xâm nhập vào cơ thể và phát bệnh khi cơ thể người bệnh suy giảm sức đề kháng.

Những người bị cúm cũng có thể bị nghẹt mũi và đau đầu. Các triệu chứng khác của cúm bao gồm:

• Ho

• Đau họng

• DĐau cơ

• Mệt mỏi

• Sốt, mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra

Một số người có thể bị nôn và tiêu chảy, nhưng triệu chứng này hay gặp ở trẻ em hơn ở người lớn.


Viêm xoang


Bệnh viêm xoang mãn tính hoặc cấp tính cũng có triệu chứng là bị nghẹt mũi. Viêm xoang là hiện tượng viêm hoặc nhiễm trùng các xoang cánh mũi. Nhưng nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, virus và một số chất dễ gây dị ứng đối với những người có phần mũi nhạy cảm như bụi mịn, lông chó, mèo, bụi bông vải….


Bạn nên làm gì khi bắt đầu có triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi


Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý


Làm loãng dịch trong mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào 2 bên lỗ mũi của bạn. Việc này giúp dịch mũi dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Nó có công dụng thông mũi vô cùng hiệu quả. Không những làm sạch mũi, sát khuẩn mà nước muối sinh lý còn giúp ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi.


Vì vậy bạn nên vệ sinh mũi khoảng 3 – 5 lần/ngày, đặc biệt là khi mới ngủ dậy và trước đi ngủ. Nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi vài giọt nước muối sinh lý. Sau đó chờ khoảng vài phút, lau sạch nước muối thừa chảy ra ngoài.


Làm ẩm không khí trong phòng ngủ


Việc không khí ẩm thấp hay quá khô cũng là một tác nhân quyết định tăng giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, ngạt mũi. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phòng về 27 độ hoặc đặt thêm máy tạo ẩm không khí. Đơn giản hơn, có thể đặt một chậu nước trong phòng để giúp không khí ẩm hơn, giúp không bị khô mũi, rát họng.


Nâng cao đầu khi ngủ


Nâng cao phần đầu của nệm, giường, lên một chút giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạn không nên đặt gối quá cao gây đau đầu vào sáng hôm sau, cũng không nên để quá thấp gây đau mỏi cổ khi ngủ dậy.


Tham khảo thêm bài viết "Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi nên làm gì?": https://thuocchon.wordpress.com/2021/01/28/ba-bau-bi-hat-hoi-so-mui-nen-lam-gi/


Nguồn tham khảo: http://thuocchon.vn/nghet-mui-ho-co-dom-la-trieu-chung-cua-benh-gi/


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn